Site icon GOOD88 Casino | Nhà Cái GOOD88.COM Đăng Ký +188k

Đại sứ Pháp Olivier Brochet: “Đi bộ giúp tôi khám phá những điều thú vị ở Hà Nội”

Đại sứ Pháp Olivier Brochet: "Đi bộ giúp tôi khám phá những điều thú vị ở Hà Nội" - Ảnh 1.

“Đ

Cuộc trò chuyện diễn ra trong bối cảnh đại sứ quán Pháp tổ chức buổi chia sẻ kinh nghiệm của Pháp trong công tác hỗ trợ giao thông bền vững tại Việt Nam, sau khi khánh thành tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội (đoạn trên cao).

“Trước khi trò chuyện, tôi xin thay mặt Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam gửi đến chính quyền và nhân dân Việt Nam tình hữu nghị và những chia sẻ với các tỉnh thành phía Bắc, trong đó có Hà Nội trước cơn bão gây thiệt hại nặng nề vừa qua” – Đại sứ Olivier Brochet mở đầu.

Đi metro, tăng chất lượng cuộc sống

* Xin cám ơn Đại sứ. Và trước hết, ông có thể nói về sự hợp tác giữa Pháp và Việt Nam trong lĩnh vực giao thông bền vững những năm qua?

– Việc khánh thành tuyến đường metro số 3 vừa qua là một trong những nội dung chính đánh dấu sự hợp tác hơn 30 năm qua của Pháp với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển giao thông đô thị.

Dự án hoàn thành đánh dấu bước phát triển mới, giúp chúng ta hiểu nhau hơn, giúp cho Việt Nam nhìn nhận được chất lượng công nghệ của Pháp. Các cơ quan chức năng của Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia từ phía Pháp, các nhà tài trợ cũng có dịp hiểu nhau và là nền tảng văn hóa hết sức quan trọng khi hướng tới những dự án trong tương lai.

Theo đó, chúng tôi hi vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Pháp và các đối tác của Việt Nam để phát triển tuyến metro tại Hà Nội, TP.HCM cũng như các tuyến đường sắt tại Việt Nam.

* Vậy, ông đánh giá thế nào về tuyến metro số 3, cũng như cơ hội phát triển giao thông công cộng tại Việt Nam trong thời gian tới?

– Tôi nghĩ, thời gian chạy thử trong suốt một tháng qua, với hơn 1 triệu lượt hành khách đi tàu, đã cho thấy tuyến metro thể hiện được tính hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Trong tương lai, điều này sẽ còn được khẳng định hơn nữa.

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tuyến hiện tại sẽ tiếp tục được kéo dài, đồng thời, những tuyến metro đã nằm trong quy hoạch sẽ được triển khai. Từ đây, tôi hi vọng Pháp và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác về quy hoạch lại hệ thống giao thông công cộng ở Hà Nội trong thời gian tới, để có thể bảo đảm được tính liên thông giữa các loại hình giao thông công cộng, cũng như tính hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng.

Mục tiêu chúng ta cần hướng tới là làm sao ngày càng nhiều người dân Hà Nội không phải sử dụng xe máy, ô tô cá nhân để đi lại. Thay vào đó, họ có thể sử dụng hệ thống giao thông công cộng vừa an toàn, vừa bảo vệ mình khỏi thời tiết không thuận lợi. Đó cũng là cách giảm thiểu chất thải và tăng chất lượng cuộc sống của người dân lên cao.

* Ông có thể kể qua về hệ thống metro ở Pháp và những kinh nghiệm mà Việt Nam nên học hỏi?

– Tôi xin đề cập đến hệ thống metro cũng như hệ thống giao thông công cộng tại Paris hay rộng hơn là vùng Paris. Đây là nơi có mật độ giao thông dày đặc bậc nhất trên thế giới. Là hệ thống ra đời và hoạt động từ năm 1900 đến nay, hiện chúng tôi vẫn có những chương trình để tiếp tục mở rộng phát triển các tuyến metro ở khu vực này.

Tại nội thành Paris, tuyến metro dài 240 km và có 320 bến khắp thành phố. Tiếp đó là hệ thống kết nối vận chuyển bằng đường sắt đến ngoại thành và các vùng phụ cận của Paris với chiều dài khoảng 150 – 200km để người dân tiếp cận với trung tâm, gọi là RER (Đường đến Paris mà không đi qua khu vực trung tâm thành phố).

Ngoài ra, chúng tôi có hệ thống xe bus kết nối với các trạm metro và hệ thống tàu điện khép kín toàn bộ vành đai Paris. Chúng tôi hiện đang hướng tới điện khí hóa hệ thống bus công cộng và phát triển hệ thống giao thông thân thiện môi trường, chẳng hạn như khuyến khích người dân sử dung xe đạp, xe trượt patin để di chuyển quãng đường ngắn.

Để bổ sung hệ thống công cộng này, 15 năm nay chính quyền Pháp cũng đã phát triển dự án Grand Paris Express với 200km các tuyến metro ở ngoài vùng ngoại vi, thành phố phụ cận, tạo điều kiện cho dân di chuyển không phải sử dụng xe máy, ô tô. Đây là hệ thống rất tham vọng của chúng tôi không chỉ tại Pháp mà còn ở châu Âu cũng như trên thế giới trong lĩnh vực giao thông công cộng. Cho đến nay, hệ thống này chưa hoàn toàn hoàn thiện, nhưng sau khi một số tuyến được đưa vào sử dụng thì hiệu quả thấy rõ trong kì Thế vận hội 2024 vừa qua.

Đó là những kinh nghiệm và công nghệ mà chúng tôi muốn chia sẻ để Việt Nam có thể tham khảo, phát triển tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Vì chúng tôi mong muốn không chỉ hợp tác với các tác thành phố lớn ở Việt Nam. Với những thành phố nhỏ, chúng tôi cũng có công nghệ phù hợp.

Tương lai gần, chúng tôi có thể hợp tác với các bạn trong lĩnh vực đường sắt tốc độ cao vì đây là lĩnh vực mà Pháp là một trong những nước tiên phong trên thế giới và chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến các dự án này tại Việt Nam. Nhưng trước đó, chúng tôi dự kiến hợp tác trong việc cải tạo và hiện đại hóa cũng như tìm nguồn vốn một số các tuyến đường sắt hiện có của Việt Nam, cụ thể là tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội.

Để mỗi trạm metro trở thành trung tâm trung chuyển

 * Hiện tại, các nhà ga metro tại Việt Nam được xây dựng khá đơn giản, chưa hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng liên thông như bãi gửi xe lớn, quảng trường hay các trung tâm dịch vụ xung quanh. Theo ông, Hà Nội cần làm những gì để các nhà ga metro thật sự trở thành những điểm đến quan trọng trong đô thị?

– Rất có lý khi chúng ta đề cập đến vấn đề này. Bởi, đây là việc cần phải làm trong tương lai để nhà ga metro sẽ trở thành điểm trung chuyển, giúp hành khách di chuyển dễ dàng sang các phương tiện khác như xe bus và hệ thống giao thông thân thiện với môi trường, đặc biệt là xe đạp.

Hiện tại, Pháp cũng đã có một dự án tổng thể liên quan đến vấn đề này để đưa ra quy hoạch hệ thống giao thông Hà Nội có sự liên kết hiệu quả với nhau. Với tinh thần như vậy, tôi thấy rằng, mỗi trạm metro cần thiết kế để trở thành trung tâm trung chuyển và kết nối các hình thức giao thông khác nhau tại Thủ đô.

Và mặc dù những dự án metro liên quan đến công nghệ cao, các bạn cũng cần tính đến các yếu tố khác như kinh tế, xã hội của địa phương để đáp ứng được nhu cầu của người dân.

* Những phương tiện giao thông công cộng như metro hay xe bus luôn cần người sử dụng phải chịu khó đi bộ ở những cự ly ngắn. Trong khi đó, người Hà Nội có vẻ rất ngại đi bộ. Ông có thể đưa ra lời khuyên gì về điều này?

– Ở đây, chúng ta phải kể tới vai trò của chính quyền thành phố. Khi quy hoạch họ cần đưa ra những hướng dẫn về vị trí của người đi bộ so với những người sử dụng các phương tiện khác như xe máy hay ô tô. Với tư cách là một người nước ngoài ở Hà Nôi, chúng tôi rất ấn tượng với vẻ đẹp của Hà Nội khi khám phá nó mỗi ngày. Nhưng thật lòng, việc đi lại ở đây lại không hề dễ dàng.

Chắc bạn cũng phải đồng ý với tôi: Ở Hà Nội, có những khu phố có vỉa hè rộng để đi bộ như trước đại sứ quán Pháp nhưng cũng còn có rất nhiều vỉa hè lại “tràn ngập” xe máy hay được sử dụng kinh doanh. Nhìn khung cảnh như vậy chúng ta có thể thấy rất vui mắt song cũng chính là trở ngại cho người đi bộ, khiến họ đôi khi phải di chuyển xuống lòng đường, vừa bất tiện và vừa nguy hiểm.

Nhưng tôi cũng khẳng định: Đây là vấn đề mà các thành phố lớn đều gặp phải, không riêng gì Hà Nội. Và chúng ta luôn cần hướng tới việc trả những vị trí vỉa hè cho những người đi bộ hay những chỗ cho người đi xe đạp. Chúng ta phải có nỗ lực lớn và lâu dài, để không những cải thiện cơ sở hạ tầng mà còn thay đổi những yếu tố về văn hóa như cách suy nghĩ của người dân.

* Ông có thể chia sẻ về thói quen đi bộ, cũng như sử dụng các phương tiện giao thông công cộng của mình?

– Ở Hà Nội, tôi rất thích đi bộ vì đi bộ luôn giúp tôi khám phá ra nhiều điều thú vị của thành phố. Tuy nhiên, đi bộ ở Hà Nội lại không dễ dàng khi tôi liên tục phải đi xuống lòng đường, hoặc phải đi xen kẽ giữa xe máy ô tô khi không có chỗ đi trên vỉa hè. Dù vậy, tôi sẽ vẫn tiếp tục đi bộ nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Và tôi cũng ngày càng quen đi lại ở đây trong thời tiết nóng – vốn là một trở ngại cho người đi bộ.

Còn ở Paris, tôi chỉ dùng phương tiện công cộng trong thành phố. Xe riêng của gia đình tôi chỉ sử dụng khi ra ngoại thành. Chúng tôi nhận thấy, mỗi ngày mình đi bộ khá nhiều, tầm 5 – 6km là ít. Nhưng đó là việc tốt cho sức khỏe cũng như được trải nghiệm quang cảnh xung quanh mà mình đi qua. Và tôi hi vọng dự án metro tại Việt Nam cũng sẽ hướng người dân Hà Nội đến cuộc sống tận hưởng từng không gian sống như vậy.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Theo thông tin chia sẻ tại sự kiện, dự kiến metro số 3 sẽ được kéo dài thêm 8 km, tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và xuống phía Nam của thành phố Hà Nội tới Hoàng Mai, thêm 8 km ngầm. Phần tuyến kéo dài này sẽ được hỗ trợ tài chính từ các nhà tài trợ châu Âu là Cơ quan phát triển Pháp và Ngân hàng đầu tư châu Âu và Ngân hàng phát triển châu Á. Với những kinh nghiệm lớn đúc kết từ tuyến số 3, các công ty Pháp sẵn sàng huy động để góp phần giảm thiểu phát thải các-bon trong giao thông bằng việc tham gia các dự án giao thông đường sắt đang triển khai tại Việt Nam.

Trước đó, đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị số 3 của thành phố Hà Nội (gồm 8 ga) đã vận hành thương mại vào ngày 8/8 vừa qua. Đoạn tuyến trên cao kết nối Nhổn đến Cầu Giấy với chiều dài 8km bằng phương tiện giao thông đảm bảo môi trường và giảm ùn tắc cho Thủ đô Hà Nội. Đoạn tuyến ngầm (4 ga tiếp theo đến Ga Hà Nội) sẽ được vận hành vào cuối năm 2027.

Dự án tuyến metro số 3 được triển khai với các công nghệ và kinh nghiệm của các công ty Pháp hàng đầu trong lĩnh vực như Alstom, Thales và Colas Rail với việc cung cấp đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu, đường ray và các thiết bị cơ điện tại các nhà ga. Bên cạnh đó, RATP Smart Systems cung cấp hệ thống thẻ vé. Về mặt tư vấn, công ty Systra hỗ trợ Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội – MRB quản lý dự án với tư cách là đơn vị tư vấn chung trong khi Bureau Veritas, APAVE và Certifer tham gia công tác chứng nhận an toàn hệ thống.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ